DMCA.com Protection Status

Xi măng là gì? Tổng quan ngành xi măng

xi măng bao

Xi măng là gì?

Xi măng là chất kết dính thủy lực – một loại vật liệu mà khi trộn với nước sẽ có khả năng tự rắn chắc, dù ở trong môi trường không khí hoặc môi trường nước. Tuy nhiên, bài viết này không những trả lời cho câu hỏi xi măng là gì, mà còn mang đến những khía cạnh cần phải biết về các tiêu chuẩn liên quan.

Vữa hồ xi măng đã đóng rắn có khả năng chịu nước và có cường độ cao. Đối với các loại bê tông không có yêu cầu đặc biệt, loại xi măng thông dụng nhất tại Việt Nam là xi măng Portland hỗn hợp, loại PCB40, tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6260).

Đối với các ứng dụng vữa, hồ và bê tông dân dụng cho các công trình nhỏ, sản phẩm xi măng mác thấp hơn (PCB30) cũng được sử dụng.

Một vài loại vật liệu được sử dụng để trộn trong xi măng như là: đá vôi, puzzolan hay xỉ lò cao, việc lựa chọn vật liệu trộn phụ thuộc vào nguồn vật liệu sẵn có ở mỗi vùng.

Những tiêu chuẩn quốc tế tương đương cho xi măng Portland hỗn hợp tuân theo TCVN 6260 bao gồm:

  • Tiêu chuẩn Mỹ ASTM C1157: loại GU (Ứng dụng thông thường)
  • Tiêu chuẩn châu Âu EN 197-1: CEM II/A hoặc CEM II/B 42.5

Các loại xi măng khác đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới như:

  • Xi măng Portland thường OPC (TCVN 2682, ASTM C150, EN197-1 CEM I)
  • Xi măng xỉ lò cao (TCVN 4316, ASTM C1157, EN 197-1 CEM III) nhưng không được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam như là xi măng thông dụng.

Phương pháp thí nghiệm tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam tương tự như với tiêu chuẩn châu Âu (EN), chỉ khác về yêu cầu nhiệt độ phòng thí nghiệm (27oC thay vì 20oC) cho phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam.

Tiêu chuẩn ASTM sử dụng hệ thống phương pháp thí nghiệm và các yêu cầu kỹ thuật hoàn toàn khác so với 2 hệ thống tiêu chuẩn TCVN/EN (không thể so sánh).

Tại Việt Nam, phần lớn các phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng trung lập đều được trang bị đầy đủ các thiết bị thí nghiệm tuân theo hệ thống tiêu chuẩn TCVN & ASTM, nhưng không tuân theo tiêu chuẩn EN.

Khuyến cáo

Đối với bê tông thông thường, loại xi măng được đề xuất sử dụng để đảm bảo an toàn trong cung ứng đối với các dự án là:

  • TCVN 6260:2009 – PCB 40
  • ASTM C1157:2008 – GU

Kiểm tra chất lượng xi măng và sự hợp quy

Chất lượng và sự hợp quy của các loại xi măng ở Việt Nam được đảm bảo bởi ba hệ thống kiểm soát:

  • Kiểm soát sản xuất tại nhà máy.
  • Hệ thống quản lý chất lượng.
  • Kiểm nghiệm từ đơn vị trung lập bên ngoài.

Quy trình kiểm soát chất lượng

Mỗi một bước của quy trình sản xuất xi măng, từ khai thác mỏ cho đến vận chuyển xi măng đi tiêu thụ, mẫu vật liệu đều được lấy để phân tích kiểm nghiệm. Không có sự sai lệch trong sản xuất đảm bảo cho xi măng có sự ổn định và chất lượng cao. Phương pháp kiểm tra xi măng được mô tả trong tiêu chuẩn TCVN 6017 : 1995 và ISO 9597 : 2008.

Hệ thống quản lý chất lượng

Hầu hết các nhà máy xi măng đều xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008. Bên cạnh đó, một số nhà máy cũng có phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng xi măng được chứng nhận thuộc hệ thống VILAS và tuân theo tiêu chuẩn ISO 17025. Điều này đảm bảo quá trình hoạt động của nhà máy được chuẩn hóa, minh bạch và dễ kiểm soát.

Kiểm nghiệm từ đơn vị trung lập bên ngoài

Thử nghiệm nội bộ được bổ sung bởi các kiểm nghiệm từ đơn vị trung lập bên ngoài. Kiểm nghiệm bên ngoài được thực hiện bởi một viện kiểm nghiệm đã được công nhận. Ở miền nam Việt Nam, Trung tâm thử nghiệm và đảm bảo chất lượng 3 (QUATEST 3) là trung tâm kiểm nghiệm được biết đến nhiều nhất. Ngoài ra, từ tháng 11 năm 2012, các loại xi măng ở Viêt Nam phải được dán nhãn dấu hợp quy CR.

nhãn CR

Lưu trữ xi măng và thời hạn sử dụng của xi măng

Nếu xi măng không được bảo quản tốt trong một thời gian dài, nó sẽ hút ẩm, đây là nguyên nhân làm cho xi măng bị vón cục và có thể làm giảm khả năng phát triển cường độ. Nếu cục xi măng có thể bị bóp vỡ bằng tay thì khả năng mất cường độ sẽ không đáng kể.

Xi măng có thể được lưu trữ trong bao hoặc trong si-lô trong một thời gian giới hạn. Xi măng bao nên được lưu trữ ở nơi khô ráo là tốt nhất. Bao xi măng xếp chồng lên nhau và để ngoài trời trong một thời gian ngắn cũng phải được đặt trên tà vẹt gỗ cho thông hơi. Tấm bạt nhựa bọc bên ngoài cũng không được tiếp xúc trực tiếp với các bao xi măng vì nước đọng lại trên tấm bạt nhựa có thể làm ướt chúng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *