Hiểu chính xác độ sụt là gì và đọc ghi nhận giá trị đúng theo kỹ thuật, không phải ai cũng nắm (đặc biệt tư vấn cho người sử dụng biết cách chọn độ sụt theo chiều cao hay hạng mục thi công), kể cả những cấp quản lý 10 năm trong nghề.
Điều này cũng dễ hiểu, vì đa số chủ yếu được học lẫn nhau qua các công việc thực hiện hàng ngày, chứ không có cơ hội tham gia các lớp đào tạo được chuẩn bị bài bản, kể cả người hướng dẫn chưa hẵn đã được trang bị các kiến thức chuẩn (trường hợp này xảy ra nhiều vì Materials Master đã trực tiếp cọ xát và giúp họ)
Một ví dụ đơn giãn khi hỏi người làm lâu năm trong nghề: yêu cầu độ sụt từ 120mm đến 170mm, vậy đo ra 172mm, trả sản phẩm về được không? Cơ sở kỹ thuật của việc này?
Hoặc ở Việt Nam, có nơi yêu cầu 140 +/-20mm và có nơi 140 +30/-20mm. Như vậy đâu mới đúng theo văn bản kỹ thuật?
Bài viết này sẽ giúp cho giảng viên, người kỹ thuật có kiến thức chuẩn nhất!
Nhưng trước mắt cần tìm hiểu độ sụt là gì?
Thí nghiệm đo độ sụt được sử dụng rộng rãi để xác định khả năng linh động của hỗn hợp bê tông dưới tác dụng tải trọng của bản thân nó (khi không sử dụng biện pháp đầm rung).
Thí nghiệm đơn giãn này được thực hiện tại công trường để xác định nhanh mẻ bê tông có được chấp nhận hay không.
Ngoài việc dùng tiêu chí độ sụt để đánh giá chất lượng bê tông ban đầu (nghĩa là còn những tiêu chí đánh giá khác nữa) thì cần đảm bảo bê tông chuẩn bị được đưa vào sử dụng (thi công) có tính công tác phù hợp với phương pháp thi công ứng với hạng mục riêng lẻ đó.
- Ví dụ: giả sử đo độ sụt chỉ có 100mm, thì sẽ không phù hợp để bơm vận chuyển lên tòa nhà tầng thứ 30 và không có biện pháp tăng cường đầm dùi với bê tông sau bơm.
Để hiểu các hạng mục thi công nào thì nên dùng độ sụt bao nhiêu, vui lòng xem ở cuối bài này.
Các thiết bị được sử dụng trong thí nghiệm xác định độ sụt:
– Côn thử độ sụt chiều cao 300mm
– Tấm đế cứng, phẳng, sạch – Que đầm bằng thép tròn, trơn, đường kính 16mm, dài 600mm, đầu múp tròn. – Thuớc chính xác tới 0,5cm – Vá xúc, bay
|
|
– Xe rùa chứa mẫu bê tông
|
Các bước tiến hành đo độ sụt:
- Chọn vị trí bằng phẳng, chắc chắn để đặt tấm đế thử nghiệm
- Dùng giẻ ướt lau mặt trong của côn, mặt trên của tấm đế và que đầm
- Đặt côn lên trên tấm đế, đứng lên 02 gối đặt chân của côn để giữ cho côn cố định
+ Đổ bê tông lớp thứ 1 với 1/3 chiều cao côn.
+ Dùng que đầm chọc đều 25 cái suốt chiều sâu, chọc từ xung quanh côn vào tâm (H1)
|
|
+ Lớp thứ 2 & 3
+ Chọc các lớp sau xuyên qua lớp trước 2 – 3 cm (H2, H3) + Lớp thứ 3, vừa chọc vừa cho thêm bê tông để hỗn hợp luôn đầy hơn miệng côn.
|
|
+ Đầm xong lớp thứ 3, dùng que đầm gạt bằng miệng côn từ giữa ra 02 bên và dọn sạch bê tông xung quanh đáy côn (H4)
|
|
+ Dùng tay ghì chặt côn xuống tấm đế rồi thả chân khỏi gối.
+ Từ từ nhấc côn lên theo hướng thẳng đứng trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 giây theo TCVN (H5)
|
|
+ Đặt côn bên cạnh khối bê tông
+ Đo chênh lệch chiều cao giữa miệng côn với điểm cao nhất của khối hỗn hợp, chính xác đến 0,5 cm theo TCVN (H6) => Khoảng cách đo được là độ sụt của hỗn hợp bê tông
|
Chú ý:
- Thời gian từ lúc đổ hỗn hợp bê tông vào côn cho đến thời điểm nhấc côn khỏi khối hỗn hợp không quá 150 giây.
- Quy định của tiêu chuẩn làm tròn độ sụt 0.5cm. Do đó, nếu độ sụt đo ngay vạch 17.2cm thì cần phải làm tròn thành 17cm theo điều khoản này, nghĩa là thỏa điều kiện độ sụt 14 +3/-2cm.
- Tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay áp dụng độ dao động độ sụt +3/-2cm. Nhưng hiện vẫn còn rất nhiều dự án vẫn đang áp dụng là +/-2cm. Lý do là vì tiêu chuẩn Việt Nam cũ (đã hết hiệu lực) quy định +/-2cm.
- Các tiêu chí kỹ thuật đã thiết lập trước đây theo tiêu chuẩn cũ, được nhân bản và áp dụng cho nhiều công trình khác về sau bao gồm tiêu chí dao động độ sụt này, mà không được cập nhật. Tuy nhiên, có một số dự án giữ lại có chủ ý, nhằm mong muốn chất lượng bê tông không biến động quá nhiều.
- Theo khuyến cáo của chúng tôi, xu hướng hiện nay đa số các Nhà thầu đều muốn ngưỡng độ sụt được kiểm soát ở cận trên để dễ thi công, thì nên cập nhật ngay tiêu chuẩn mới.
- Ví dụ 14 +3/-2cm thì sẽ dễ dàng hơn để kiểm soát đa số mẻ trộn đạt 14 – 17cm tại nơi nhận hàng; thay vì kiểm soát 12 – 16cm có khoảng biến động cao hơn (nếu theo 14 +/-2cm).
Sự khác nhau khi đặt thước đo giữa các tiêu chuẩn
1. Theo tiêu chuẩn châu Âu EN và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, độ sụt chính là khoảng cách theo phương đứng giữa đỉnh của côn đo so với điểm cao nhất của mẫu bê tông sau khi sụt xuống.
Hình: Xác định độ sụt theo tiêu chuẩn TCVN và EN
Thí nghiệm chỉ có giá trị nếu như mẫu bê tông sau khi sụt xuống phải đối xứng.
Nếu mẫu bê tông bị méo mó như hình sau, cần thực hiện lại.
Nếu tiếp tục sai, lúc đó thí nghiệm độ sụt không phù hợp với ứng dụng của bê tông (theo tiêu chuẩn EN 12350-2). Tiêu chuẩn Việt Nam cũng cho phép được đo 2 lần.
Hình: Các hình dạng “sụt bê tông” đúng và sai
2. Theo tiêu chuẩn ASTM, độ sụt là khoảng cách theo phương đứng giữa đỉnh của côn và điểm giữa của bề mặt bê tông phía trên.
Ghi chú: các hình ảnh côn đo độ sụt phía trên, chúng tôi để theo chiều thuận để dễ hình dung. Về thực tế thì úp côn ngược lại sẽ tiện lợi hơn, vì que đầm đặt nằm ngang trên miệng côn được VỮNG CHẮC (như hình hướng dẫn đo độ sụt phía trên).
Hình đạng độ sụt sau được chấp nhận (giữa bê tông có tính công tác thấp và tính công tác cao hơn):
Khoảng độ sụt (mm) |
Ứng dụng | Hình ảnh minh họa |
60 – 80 | – Cấu kiện cần lực đầm rung lớn: bê tông đúc sẵn, bê tông mặt đường.
– Phương pháp bê tông đổ xã (không bơm). |
|
100 – 160 | – Cấu kiện cần đầm rung tốt (đầm dùi…): cột, dầm, sàn…
– Cho các cấu kiện ứng với độ cao tương tự như sàn hầm hoặc từ tầng 1 đến tầng 10 (chú ý: tầng 4 đến 7 nên sử dụng sụt thiết kế 14; tầng 8 đến 10 dùng sụt 16cm) – Áp dụng được cả 2 phương pháp: đổ xã và bơm. |
|
160 – 180 | – Thích hợp cho các cấu kiện ứng với độ cao tương tự như sàn tầng 11 đến tầng 30.
Ghi chú: vẫn sử dụng tốt cho cao độ thấp hơn (tùy điều kiện kinh tế hoặc giải pháp kỹ thuật cụ thể mà quyết định)
|
|
180 – 200 | – Cấu kiện với mức độ đầm rung thấp.
– Cọc khoan nhồi – Tường vây – Lõi thang máy – Thích hợp cho các cấu kiện ứng với độ cao tương tự như sàn tầng 31 đến tầng 50 (trong một số trường hợp vì thiết kế phức tạp của cấu kiện, đột sụt có thể được nâng lên 220mm nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ chất lượng bê tông) – Áp dụng được cả 2 phương pháp: đổ xã và bơm. |
|
Độ xòe: 600 +/-50mm (bê tông tự chảy xòe ra dựa vào trọng lượng bản thân) | – Thích hợp cho các cấu kiện ở độ cao tương tự như sàn tầng 51 đến tầng 70 cho: lõi thang máy, vách có mật độ cốt thép dày đặc hoặc cần cường độ rất cao.
– Trường hợp cần giải pháp cao hơn hoặc thi công tầng cao hơn 70, thì độ xòe đề nghị là 650 +/-50mm. Tuy nhiên, cần người am hiểu về vật liệu để đánh giá chất lượng bê tông, vì xu hướng bị tách nước, phân tầng nếu không được kiểm soát ngay từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu, quá trình bơm của nhà thầu phụ… |
Phương pháp kiểm tra độ sụt trên thích hợp cho các loại bê tông có độ lưu động trung bình và cao với khoảng độ sụt:
- Từ 10 đến 210 mm (theo tiêu chuẩn EN 206)
- Từ 10 đến 220 mm (theo tiêu chuẩn Việt Nam)
Theo kinh nghiệm thực tế của Materials Master, độ sụt 220mm là chấp nhận và tương thích với thực tế (với điều kiện bê tông vẫn có sự dính kết, không phân tầng & tách nước).
Do đó, không nên giới hạn chỉ 210mm. Vì làm cho tư duy phát triển các loại sản phẩm có tính năng ưu việt bị hạn chế, đặc biệt cho các cấu kiện đòi hỏi tính chất bê tông phải đặc thù.
- Chú ý: độ sụt tối đa đề cập ở trên, chúng tôi muốn tách ra khỏi khái niệm của tiêu chuẩn, nhấn mạnh là giá trị đo thực tế (không phải độ sụt Thiết kế, vì độ sụt thiết kế được phép thêm khoảng dao động cộng trừ dung sai)
Vậy câu hỏi đặt ra, ngay cả độ sụt 220mm mà vẫn ko đáp ứng được với biện pháp thi công thì sẽ như thế nào? Xem thêm mục: các chỉ tiêu bê tông chảy của tapchivatlieu.com
- Materials Master xin lưu ý, khi sử dụng bê tông chảy, mà dự án lại bắt buộc phải nghiệm thu theo độ sụt, thì sẽ áp dụng đồng thời 2 chỉ tiêu dụng (độ sụt và độ xòe) để nghiệm thu bê tông tươi trước khi cho phép thi công.
- Tuy nhiên, đánh giá chất lượng đạt hay không thì dựa vào độ xòe, còn độ sụt vẫn đo nhưng chỉ sử dụng để nghiệm thu hồ sơ cho dự án (khi đó, giá trị độ sụt đo được có thể hơn 220mm)
Thông thường, thử nghiệm độ sụt theo các tiêu chuẩn sau (tùy theo tiêu chí kỹ thuật của dự án đang áp dụng):
- TCVN 3106
- ASTM C143
- EN 12350-2
Tại Việt Nam, phương pháp xác định độ sụt chủ yếu vẫn là TCVN và khuyến cáo nên áp dụng vì tính đồng nhất, quen thuộc và dễ thực hiện.
Pingback: Kinh nghiệm thực hành đo độ sụt chuẩn - Tạp chí Vật liệu Khoa học